QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG TOÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2040 - TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2060 ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN?

Vừa qua, UBND Thành Phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành xong kế hoạch điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040 – tầm nhìn đến năm 2060. Nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh trên là xuất phát từ việc TP. HCM bùng nổ gia tăng dân số trong thời gian vừa qua, dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều ở các hướng phát triển, các khu vực của thành phố.

Vừa qua, UBND Thành Phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành xong kế hoạch điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040 – tầm nhìn đến năm 2060. Nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chỉnh trên là xuất phát từ việc TP. HCM bùng nổ gia tăng dân số trong thời gian vừa qua, dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều ở các hướng phát triển, các khu vực của thành phố. Theo số liệu thống kê dân số của Cục Thống kê Thành phố từ năm 2010 và số liệu Tổng điều tra dân số năm 2020, dân số Thành phố đã tăng 21,5% trong giai đoạn nêu trên, từ mức 7.396.445 người năm 2010 lên mức 8.993.082 người năm 2020. Trong khi đó, theo dự báo dân số phải đến năm 2025 TP. HCM mới đạt đến khoảng 10 triệu dân. Song song với đó, hạ tầng giao thông cũng chưa kịp thời đáp ứng nhu cầu di chuyển, sinh hoạt của hơn 8,99 triệu dân. Khi mà quỹ đất dành cho giao thông hiện nay rất thấp; mới đạt 7.841ha so với 21.835ha theo quy hoạch. Các đường vành đai chưa đủ khép kín thành phố; trong khi đó giao thông trong thành phố đang quá tải bởi phương tiện cá nhân.

 

quy-hoach-tp-ho-chi-minh-den-năm-2040-tam-nhin-den-nam-2060.jpg

 

Từ đó, TP. HCM đã quyết định kế thừa mô hình phát triển “trung tâm- đa cực” từ đồ án đã được phê duyệt vừa qua, là mô hình phù hợp với bối thực trạng phát triển hiện nay của thành phố. Song song với đó, TP. HCM cũng đưa ra 02 kịch bản phát triển dân số, định hình quy mô của đô thị:

 

- Kịch bản 1: Phát triển theo định hướng của QĐ số 24

Theo kịch bản này, TP.HCM vẫn giữ hướng phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp thành phố tại 4 hướng phát triển với 2 hướng chính là hướng Đông và hướng Nam ra biển, 2 hướng phụ là hướng Tây – Bắc và Tây, Tây – Nam.

 

- Kịch bản 2 (đề xuất chọn): Phát triển căn cứ vào mô hình phát triển hiện tại, nhưng điều tiết hướng phát triển theo nhu cầu thực tiễn

Theo kịch bản này, TP. HCM vẫn kế thừa những thành quả đạt được theo định hướng phát triển: mô hình tập trung – đa cực, phát triển thành phố theo hướng đa tâm với trung tâm tổng hợp tại khu vực nội thành cũ và các trung tâm cấp thành phố tại 4 hướng phát triển. Tuy nhiên, không phân biệt hướng phát triển chính, phụ như kịch bản 1 mà tổ chức phát triển toàn diện tất cả các hướng, phát triển theo nhu cầu đặc thù của kinh tế xã hội địa phương.

 

Cụ thể, khu vực các hướng Đông và Nam với hạ tầng đã phát triển thì tiếp tục khai thác các thế mạnh của khu vực, lựa chọn các khu vực trọng điểm để phát triển các cụm hạt nhân của “khu đô thị sáng tạo”, hình thành khu đô thị biển Cần Giờ trong chuỗi đô thị biển. Các hướng phát triển phụ trước đây, bao gồm hướng Tây, Tây - Bắc và Tây, Tây – Nam thì tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng kết nối vùng, nhằm thu hút các dòng đầu tư và nguồn lực lao động chất lượng cao của các khu vực lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm.

 

Cả 2 kịch bản đều nhằm điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM trên quan điểm phát huy vai trò đầu tàu của thành phố trong mối quan hệ với vùng TP.HCM, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với cả nước và quốc tế, đẩy mạnh liên kết vùng, phát triển kinh tế biển gắn với mục tiêu hình thành chuỗi đô thị biển của vùng, kết hợp bảo vệ khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ…

 

Quy hoạch này còn nhằm khai thác hiệu quả điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đặc trưng của thành phố để phát triển thành phố hiện đại, có bản sắc, tạo sức hấp dẫn của đô thị, từng bước nâng cao chất lượng đô thị, phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu; hướng tới sự đồng bộ giữa xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang đô thị.

 

Như vậy, đô thị TP.HCM đến năm 2040 sẽ là đô thị loại đặc biệt trực thuộc trung ương; trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật và công nghệ quan trọng của quốc gia, có vai trò tiên phong dẫn dắt đổi mới, sáng tạo; có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển đô thị quốc gia; là một trong những trung tâm du lịch, tài chính - thương mại và dịch vụ logistics của khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.

Bất động sản Eco

Tin tức khác

undefined