Các doanh nghiệp bất động sản chuyển đổi số để thích ứng với đại dịch Covid-19

Nhiều doanh nghiệp địa ốc đưa sản phẩm lên “chợ online”. Đây được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu cứu vãn tình hình trong giai đoạn dịch bệnh kéo dài.

 

Chạy đua đầu tư công nghệ và chuyển đổi số để thích nghi trong xã hội có nhiều thay đổi.

Bất động sản là ngành nghề kinh doanh đặc thù, sản phẩm có giá trị lớn, chính vì vậy, khách hàng thường phải đến tận nơi để xem dự án và giao dịch mua bán trực tiếp. Nhưng từ khi Covid-19 bùng phát, cuộc chơi dần nhường chỗ cho các nền tảng số.

Trong đó, phương pháp phổ biến được áp dụng hiện nay là livestream, đưa thông tin đến khách hàng thông qua hình thức online, đáp ứng nhu cầu đầu tư của khách hàng trong thời điểm giãn cách xã hội.

Livestream chỉ phù hợp với các sản phẩm bất động sản sơ cấp,

Nhiều tháng qua, mỗi tuần, Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi đều tổ chức giới thiệu dự án, sản phẩm của mình thông qua hình thức livestream trực tiếp trên kênh fanpage của Tập đoàn.

Tương tự, Tập đoàn Bất động sản An Gia đang ưu tiên phục vụ và chăm sóc khách hàng thông qua các kênh online và ứng dụng AnGia+ nhằm đảm bảo thuận tiện và an toàn.

Hàng loạt tên tuổi khác như Hưng Thịnh, Sunshine Group, Vinhomes, Đất Xanh Services... cũng đã nhanh tay đưa sản phẩm của mình lên “chợ online”.

 

chuyen-doi-cong-nghe-so-trong-cac-doanh-nghiep-bat-dong-san.jpg

 

Đặc điểm chung của các chợ này là tính tương tác ngày càng cao, ngày càng thực khi các khách hàng có thể trực tiếp trao đổi với nhà phát triển dự án, đơn vị phân phối hay các chuyên gia, giải đáp mọi thắc mắc ngay lập tức như trong một sự kiện offline.

Tuy nhiên, từ việc tiếp cận khách hàng đến việc người mua “rút ví” luôn là khoảng cách dài. Do vậy, các doanh nghiệp còn chi ra một khoản tiền không nhỏ để đầu tư, ứng dụng rất nhiều công nghệ khác để tăng tính trải nghiệm của khách hàng khi tìm hiểu về dự án.

Chẳng hạn, Bất Động Sản ECO đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo giúp người mua tiềm năng có thể trải nghiệm không gian nhà ở, văn phòng 3D trên các nền tảng công nghệ.

Theo đó, khi muốn xem nhà, khách hàng chỉ cần vào điện thoại tra cứu và công nghệ thực tế ảo sẽ mang lại trải nghiệm tương đương như khi đi xem nhà thực tế.

Tập đoàn Bất động sản Thắng Lợi cũng chi một khoản không nhỏ để đầu tư các ứng dụng công nghệ như True 360, công nghệ VR - thực tế ảo và Auto Timelapse - quản lý tiến độ thi công dự án…


Thách thức không nhỏ


Mặc dù cuộc đua đưa hàng lên “chợ online” đang rất sôi động, các doanh nghiệp không tiếc tiền khi đầu tư cho công nghệ để tiếp cận khách hàng, nhưng khi bắt tay vào triển khai thực tế mới  thấy thách thức là không nhỏ.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư về vấn đề này, bà Trần Thùy Linh, Phó giám đốc Đức Linh Real cho biết, ưu điểm của kênh bán hàng online là có thể tiếp cận với rất nhiều khách hàng, ở nhiều khu vực địa lý khác nhau một cách an toàn trong mùa dịch với chi phí rẻ hơn so với tiếp xúc trực tiếp.


 Đây là một giải pháp giúp doanh nghiệp tăng sự tương tác và doanh số trong đại dịch Covid-19.

Bất động sản Eco

Tin tức khác

undefined